Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?
    Tin Việt Nam
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan
    Tin Cộng Đồng
Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Văn Học
Các đại học lo mất quyền tự chủ khi lọc ảo chung: Bộ GD&ĐT lên tiếng
Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD&ĐT lên tiếng trước một số băn khoăn việc lọc ảo chung làm mất quyền tự chủ trong tuyển sinh của các trường.

Theo dự thảo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng 2022, Bộ GD&ĐT sẽ giữ vai trò chủ chốt trong việc lọc ảo chung cho tất cả 20 phương thức trong đợt 1 xét tuyển. Tuy nhiên, việc này khiến các trường lo lắng sẽ mất quyền tự chủ trong tuyển sinh, họ sẽ không được quyết định thí sinh trúng tuyển bằng các phương thức như các năm trước.

PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT cho biết, những năm trước xuất hiện tình trạng một số cơ sở đào tạo xét tuyển bằng các phương thức khác (không sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển) yêu cầu thí sinh xác nhận nhập học ngay, làm thí sinh mất cơ hội nhập học ở các trường có mức ưu tiên cao hơn, hoặc phải nộp tiền để giữ chỗ gây bức xúc cho thí sinh và xã hội.

Mặt khác, nếu thí sinh chọn phương thức xét tuyển học bạ vào nhiều trường thì phải chuẩn bị nhiều bộ hồ sơ, các trường THPT cũng mất thời gian sao in chứng thực kết quả học tập cho thí sinh gây tốn kém. Cùng với đó, các cơ sở đào tạo mất thêm thời gian cập nhật kết quả học tập của thí sinh để xét tuyển, một số cơ sở đào tạo sử dụng kết quả học tập để sơ tuyển không có dữ liệu chính xác dẫn đến còn tồn tại khá nhiều sai sót trong xét tuyển.

PGS Thủy cũng cho biết, khi thí sinh xét tuyển và trúng tuyển bằng nhiều phương thức vào các trường khiến tỷ lệ thí sinh ảo rất cao. Hệ quả thí sinh này “giữ chỗ” làm mất cơ hội của nhiều thí sinh khác, các trường không xác định được tỷ lệ thí sinh nhập học dẫn đến tuyển sinh vượt chỉ tiêu, chất lượng tuyển không đảm bảo do không xét tuyển cùng một thời điểm (trường không có điều kiện để lựa chọn các thí sinh chất lượng tốt hơn).

Đặc biệt, một số cơ sở đào tạo xét thí sinh trúng tuyển nhưng không đưa lên hệ thống để loại các thí sinh này ra khỏi danh sách dự tuyển, điều này làm ảnh hưởng đến kết quả lọc ảo chung của toàn hệ thống.

Để khắc phục những bất cập trên, dự thảo Quy chế tuyển sinh 2022 điều chỉnh thực hiện lọc ảo chung tất cả phương thức xét tuyển trong xét tuyển đợt 1.

“Việc này không làm ảnh hưởng đến quyền tự chủ của các cơ sở đào tạo, các trường vẫn có thể xét tuyển sớm và thông báo danh sách đủ điều kiện trúng tuyển (trừ điều kiện tốt nghiệp THPT) cho thí sinh. Các trường tự chủ và chịu trách nhiệm trong việc xét tuyển, quyết định điểm trúng tuyển và đưa lên hệ thống để lọc ảo. Thí sinh vẫn có thể xét tuyển và biết được khả năng mình trúng tuyển vào nhiều trường (không làm giảm cơ hội trúng tuyển của thí sinh)”, Vụ trưởng nhấn mạnh.

Thực chất, hệ thống của Bộ không xét tuyển mà chỉ hỗ trợ sắp xếp nguyện vọng của các thí sinh dựa trên các ưu tiên của các em, để lựa chọn ra nguyện vọng cao nhất có thể trúng tuyển. Thí sinh vẫn được đăng ký không giới hạn về số nguyện vọng, và các em được trúng tuyển ở nguyện vọng cao nhất. Đồng thời giúp các trường dự báo được chính xác số lượng trúng tuyển do số lượng thí sinh ảo giảm tối đa.

Các trường hoàn toàn chủ động tổ chức xét tuyển sớm với các phương thức khác nhau (trước khi thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT), tuy nhiên phải chờ tới khi thí sinh có kết quả xét tốt nghiệp mới được công bố thí sinh trúng tuyển và yêu cầu thí sinh xác nhận nhập học.

Với quy định về hệ thống xử lý nguyện vọng và lọc ảo chung như trong dự thảo quy chế năm nay, lịch xét tuyển chung đợt 1 cơ bản không thay đổi so với các năm trước.

Vụ trưởng cho biết thêm, chủ trương xây dựng và áp dụng một phần mềm đăng ký nguyện vọng xét tuyển để có thể lọc ảo chung của Bộ GD&ĐT được hầu hết các trường đại học ủng hộ.

Giải pháp này được đánh giá là tốt nhất để có thể khắc phục, giảm thiểu được tình trạng thí sinh ảo. Đây vốn là vấn đề “đau đầu” với các trường mỗi mùa tuyển sinh, bởi nếu không tính toán được số lượng thí sinh ảo chính xác thì nhà trường sẽ có nguy cơ tuyển sinh thiếu hoặc thừa chỉ tiêu, từ đó có thể gây ra các hệ lụy không mong muốn.

Tuy nhiên, bà Thủy cũng khẳng định: "Hệ thống xử lý nguyện vọng và lọc ảo chung không thể loại bỏ hoàn toàn tình trạng thí sinh ảo do việc thí sinh đi du học hay chọn học các trường nghề không nằm trong hệ thống, nhưng đó chỉ là tỷ lệ rất nhỏ".

Mục tiêu của Bộ GD&ĐT trong đợt tuyển sinh 2022 sẽ lọc ảo chung cho tất cả các phương thức xét tuyển. Về mặt kỹ thuật hầu như không phức tạp hơn các năm trước. Thời gian tới, Bộ sẽ ban hành văn bản, xây dựng tài liệu, clip hướng dẫn thí sinh trong đăng ký dự thi và xét tuyển tạo điều kiện để thí sinh được tiếp cận thông tin đầy đủ, chính xác nhất.
DanQuyen.com (Theo vtc.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật (20-04-2024)
    Cần đảm bảo quyền lợi cho mọi học sinh trường Quốc tế Mỹ (11-04-2024)
    Học ngành Sư phạm tiếng Trung có lo thất nghiệp? (10-04-2024)
    Hơn 101.000 học sinh tập dượt cho kỳ thi TN THPT đầu tiên của Chương trình mới (12-03-2024)
    TP Hồ Chí Minh: Phụ huynh 'nín thở' chờ thông tin thi khảo sát vào lớp 6 trường chuyên (08-03-2024)
    Nữ sinh Việt thi đâu thắng đó, tốt nghiệp đại học Séc với GPA cao nhất lịch sử (06-03-2024)
    Sự trỗi dậy của các câu lạc bộ sách dành cho giới trẻ (29-02-2024)
    Ai được dự thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội? (18-02-2024)
    Nữ sinh Tây Nguyên phá kỷ lục siêu trí nhớ thế giới (15-02-2024)
    Nữ sinh Hà Nội bị cắt quần do không mặc đồng phục, nhà trường nói gì? (21-01-2024)
    Nam sinh Phú Yên giành vé đầu tiên vào chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm 2024 (07-01-2024)
    Chính thức bỏ thi thăng hạng viên chức (15-12-2023)
    Tiến sỹ ngân hàng bị lừa hơn 470 triệu đồng mà không dám kêu ai (14-12-2023)
    Nhà văn Di Li: Tôi mất 15 năm để ngẫm nghĩ về 'Tật xấu người Việt' (09-12-2023)
    79 công trình khoa học được vinh danh trong Sách vàng Sáng tạo Việt Nam (06-12-2023)
    Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm Đại học Kyushu của Nhật Bản (30-11-2023)
    Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của người Ê Đê ở Tây Nguyên (19-11-2023)
    Sau một tuần mở cổng đăng ký: 'Đấu trường' trí tuệ nhân tạo hàng đầu Việt Nam thu hút hơn 700 đội thi (13-11-2023)
    Việt Nam có nữ giáo sư Toán học thứ 3 (07-11-2023)
    Giáo sư, phó giáo sư trẻ nhất vừa được công nhận năm 2023 là ai? (06-11-2023)

Các bài viết cũ:
    Trò chuyện về trẻ tự kỷ qua cuốn sách 'Robinson có - tự kỷ của tôi' (04-05-2022)
    7 đại học của Việt Nam lọt top 1.000 trường nhiều đóng góp nhất thế giới (28-04-2022)
    Bộ GD-ĐT kiến nghị dừng dạy chương trình THPT trong trường nghề (26-04-2022)
    Sức hấp dẫn từ cuốn sách 'Phát triển năng lực – Kiến tạo tương lai' (25-03-2022)
    Những nhà văn đương đại nổi bật (15-03-2022)
    Nhiều hoạt động trong Ngày Sách và Văn hóa đọc 2022 (07-03-2022)
    Con trai nhà thơ Xuân Quỳnh bật khóc khi xem nhạc kịch về mẹ (07-03-2022)
    Nhà thơ Y Phương: Trái tim chảy ngược lên núi (19-02-2022)
    Trao giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam năm 2021 (14-02-2022)
    Nhà thơ Y Phương qua đời (11-02-2022)
    Trọn vẹn 'Giấc mơ Việt Nam tôi' của Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng (10-02-2022)
    Giải Nobel Văn học 2021 tôn vinh tình nhân ái (07-10-2021)
    Cuốn tiểu thuyết đầu tiên do nhà văn AI sáng tác sẽ phát hành vào ngày 25/8 (22-08-2021)
    Mẹ ơi! Cho con dĩa cá chuồn. (22-06-2020)
    Xuất bản hồi ký 'Đoàn binh Tây Tiến' (04-09-2019)
    Hồi ký Michelle Obama (kỳ một): Obama đi trễ ở lần đầu gặp vợ (28-08-2019)
    Truyện ngắn của Hồ Anh Thái: Chỗ ngồi (03-08-2019)
    CON AC MONG MY (4) (11-04-2019)
    CƠN ÁC MỘNG MỸ (3) (31-03-2019)
    CƠN ÁC MỘNG MỸ (2) (20-03-2019)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152754699.